096.8838.657

19 PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT

Các phong cách thiết kế nội thất

Bạn đang tìm kiếm một phong cách nội thất? Bạn đang phân vân không biết mình thích kiểu trang trí nào? Thực ra trên thế giới hiện nay có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất. Khi bước vào một quán cafe, nhà hàng hay căn hộ độc đáo, lạ mắt, bạn có từng thắc mắc đó là phong cách gì không? Dưới đây là bài tổng hợp các phong cách thiết kế RIMDecor mời quý bạn đọc tham khảo.

Tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay

1. Phong cách Art Deco

Nếu bạn đã từng xem bộ phim “ The Great Gatsby” chắc hẳn bạn không thể nào quên cơ ngơi hoành tráng và đầy màu sắc của Gatsby. Chính những năm 1920 ấy đã cho ra đời phong cách thiết kế nội thất đầy quyến rũ và xa hoa – Art Deco.

Đồ nội thất trong phong cách Art Deco uốn cong mềm mại bắt mắt
Đồ nội thất trong phong cách Art Deco uốn cong mềm mại bắt mắt

Chất liệu chính: thép không gỉ, thủy tinh, crom, gỗ quý.. và da thú nữa. Vật liệu đắt tiền như đá cẩm thạch, gỗ mun cũng góp phần khẳng định sự xa hoa của tầng lớp thượng lưu Châu Âu.

Sử dụng các hình thức bậc thang và đường cong hình học, mô hình chữ V, đường zigzag, hình tròn, tam giác, mặt trời, đài phun nước và các motif tia sáng.

Màu sắc trong phong cách Art Deco thường rất đậm. Màu vàng sáng, vàng retro, đỏ , xanh lá, xanh trời hay hồng được pha trộn với màu bạc, đen và các màu ánh kim khác. Ngoài ra các màu be, xám bạc khi kết hợp với gỗ đánh bóng và nội thất sơn mài là gợi ý tuyệt vời cho phòng ngủ, phòng ăn.

Tông màu đen - trắng tạo cảm giác sang trọng cho phòng khách phong cách Art Deco
Tông màu đen – trắng tạo cảm giác sang trọng cho phòng khách

2. Phong cách Shabby Chic

Shabby chic là lối thiết kế nội thất bắt nguồn từ những ngôi nhà đồng quê nước Anh. Đặc trưng của phong cách này là sử dụng những món đồ cũ (wear and tear) như vải vóc, tranh ảnh, bàn ghế nội thất màu sơn nhạt.

Ấn tượng với quán cafe thiết kế theo phong cách Shabby Chic
Quán cafe phong cách Shabby Chic tông màu pastel ngọt ngào

Màu sắc chủ đạo như trắng, hồng phớt, xanh lá nhạt, xám nhẹ, các gam màu pastel là lựa chọn tối ưu của Shabby Chic.

Phòng khách theo phong cách Shabby Chic cổ điển thường có tâm điểm là ghế sofa bọc vải, những món đồ đã qua sử dụng hay được làm giả vintage. Chính đặc tính này kiến Shabby Chic trở nên gần gũi, thân thuộc như chúng đã trải qua nhiều thế hệ.

Phòng khách phong cách Shabby Chic tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi
Phòng khách phong cách Shabby Chic tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi

Đặc biệt, trong không gian của phong cách Shabby Chic sẽ có những chậu hoa màu sắc đơn giản như hoa hồng, hoa bi, cúc họa mi… Rất phù hợp với những cô nàng yêu thích phong cách nhẹ nhàng, nữ tính.

3. Phong cách Mid-Century Modern

Mid-Century Modern ra đời tại Mỹ vào những năm 1940 – 1970 của thế kỷ trước. Là sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa thiết kế hiện đại cộng hưởng một chút cổ điển từ thiên nhiên.

Phòng khách phong cách mid-century-modern xanh mát với cây và cửa sổ lớn
Phòng khách phong cách mid-century-modern xanh mát với cây và cửa sổ lớn

Đặc điểm cơ bản của phong cách này là đơn giản, đề cao đường nét thẳng, gọn gàng trong thiết kế.  Kết hợp đa dạng các vật liệu với nhau, đôi khi tương phản.

Đặc biệt, phong cách này còn tập trung vào việc tạo ra sự chuyển đổi liền mạch nhất giữa các không gian thông qua cửa sổ kính lớn, giếng trời.

Bàn ghế được bố trí tự do, không lệ thuộc vào tính đối xứng, nhiều kiểu dáng ấn tượng như ghế womb, bàn tulip.

Tông màu gỗ ấm là cảm hứng chính cho phong cách Mid-Century Modern. Đồng thời, kết hợp với những màu sáng như trắng, kem, màu be, vàng, cam bí ngô, xám…

Nói tóm lại, quy tắc phối màu cho phong cách này là những tông màu trầm, ấm làm chủ đạo, pha chút sắc sáng, táo bạo của tông màu lạnh để làm nổi bật không gian.

4. Phong cách Bohemian

Bohemian hay còn gọi Boho, Boho Chic là thuật ngữ để nói về phong cách của cộng đồng người Bohemia ( Gypsy). Với những ai yêu thích màu sắc rực rỡ, chất liệu giản đơn, họa tiết lạ mắt thì sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên sẽ mang đến không gian Bohemian tưởng chừng lộn xộn nhưng vô cùng đồng điệu, tinh tế.

Phòng khách rực rỡ tươi sáng đặc trưng phong cách Bohemian
Phòng khách rực rỡ tươi sáng đặc trưng phong cách Bohemian

Đặc trưng lớn nhất của Bohemian là Tự do. Những thước vải dùng để trang trí, làm đẹp nhà với bảng màu sặc sỡ, lớp chồng lớp thể hiện sự phóng khoáng, bay bổng.

Những bức tranh treo tường chủ đề trừu tượng, họa tiết kiểu thổ dân, cây xanh mát trong nhà cũng là những điểm nhấn quen thuộc của Bohemian.

Không gian bắt mắt với màu đỏ của thảm, mát mẻ với màu xanh của cây cối
Không gian bắt mắt với màu đỏ của thảm, mát mẻ với màu xanh của cây cối

>>> Xem thêm:

Một số lưu ý khi thiết kế quán cà phê

Lưu ý phong thủy trong kinh doanh nhà hàng

5. Phong cách thiết kế đồng quê (Elegant Country Style)

Phong cách thiết kế đồng quê là sự pha trộn kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới. Được lấy cảm hứng từ những miền quê yên bình của Anh, Pháp, Ý… gắn liền với hoa lá, thiên nhiên.

Nhà bếp mang phong cách đồng quê giản dị
Nhà bếp mang phong cách đồng quê giản dị

Màu sắc đặc trưng của phong cách này là gam pastel ngọt ngào với bề mặt được sơn hoặc phủ một lớp gỉ nhẹ.

Đồ nội thất chủ yếu là gỗ. Không gian mở thoáng, đón ánh sáng tự nhiên qua các ô cửa kính lớn. Phong cách đồng quê mang đến cảm giác nhẹ nhàng, giản dị khiến con người ta cảm thấy thư thái mỗi khi đắm mình trong không gian này.

Phòng khách với không gian mở tạo cảm giác thư thái
Phòng khách với không gian mở đón ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thư thái

6. Phong cách Hitech (Hitech Style)

Phong cách Hitech hướng đến sự tối giản với phương châm “less is more”. Giảm hầu hết các vật teher không cần thiết, đường nét mạch lạc.

Màu sắc chủ đạo thường là đen, trắng, xám. Các vật liệu như kính, kim loại, đá, vật liệu nhân tạo có hình dáng thẳng, phẳng thể hiện sự mạnh mẽ được ưu tiên sử dụng.

Thiết bị nội thất hiện đại, tiện nghi là yếu tố đặc trưng của phong cách Hi Tech
Thiết bị nội thất hiện đại, tiện nghi là yếu tố đặc trưng của phong cách Hi Tech

Sự tiện nghi chính là một trong những đặc trưng của phong cách Hitech. Bởi lẽ đây là sự kết hợp hài hòa giữa không gian kiến trúc và công nghệ kỹ thuật cao.

7. Phong cách Maverick

Maverick là phong cách phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống, mang dáng dấp của thiết kế hiện đại. Nhưng với lối tiếp cận trẻ trung, bùng nổ, sáng tạo khiến phong cách này khác biệt hoàn toàn với các phong cách thiết kế nội thất khác. Đứng trước Maverick, một là yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, hai là ghét nó luôn và ngay lập tức.

Trong phong cách maverick các màu sắc đươc phối một cách tự do
Trong phong cách maverick các màu sắc đươc phối một cách tự do

Đặc trưng của Maverick là không tuân theo bất cứ một quy tắc phối màu nào. Những gam màu không đâu vào đâu đều có thể “sống hòa bình với nhau” trong phong cách này.

Maverick phù hợp với cả không gian lớn và nhỏ. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ những công trình công cộng (bảo tàng và phòng trưng bày) đến những công trình nhà ở dân dụng, quán café, cửa hàng thời trang.

8. Phong cách nhiệt đới (Tropical Style)

Lấy cảm hứng từ những vùng đất nhiệt đới với những hàng cọ, hàng dừa xanh mướt, cây cảnh là yếu tố đặc trưng của phong cách này.

Phòng khách mang đậm phong cách Tropical
Phòng khách xanh mướt mang đậm phong cách Tropical

Tông màu chủ đạo là màu xanh của biển, trời, cây, lá… Màu sắc có thể là những màu đậm, sắc nét nhưng đôi khi lại là những màu dịu nhẹ và tươi sáng. Ngoài ra, các tông màu như trắng hay vàng mỡ gà được ưa chuộng để làm nổi bật màu sắc thiết bị, và tạo vẻ tươi mát cho cây cối.

Nội thất phong cách nhiệt đới thường dùng gỗ tếch, liễu gai, mây hoặc cỏ biển.

Trang trí quán cafe bằng phong cách Tropical
Thiết kế quán cafe theo phong cách Tropical gần gũi, tươi mát

9. Phong cách Rustic

Phong cách Rustic được khơi nguồn từ năm 1916, phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỷ XX. Phong cách này được yêu thích ở những vùng nông thôn Mỹ, nơi thiên nhiên hài hòa với con người.

Nguyên liệu chủ đạo của phong cách Rustic là đá và gỗ thô. Đá tạo nên nét cổ điển, trong khi gỗ thô lại mang vẻ mộc mạc. Tất cả kết hợp lại tạo nên một không gian gần gũi, chan hòa với thiên nhiên.

Phòng khách theo phong cách Rustic mộc mạc, gần gũi
Phòng khách theo phong cách Rustic mộc mạc, gần gũi

Phong cách Rustic rất chú trọng đưa ánh sáng vào không gian qua các ô cửa sổ kính lớn.

Những chiếc thảm, khăn, những miếng vải bọc đơn giản không có hoa văn là sự lựa chọn phổ biến cho phong cách mang tên Rustic này. Đôi lúc bạn cũng có thể chọn những hoa văn đơn giản, nhưng chủ yếu hãy để đồ dùng của bạn tự nhiên nhất có thể bằng vải lanh, sisal, đay, len.

Phong cách Rustic chủ yếu giữ nguyên màu sắc tự nhiên của đồ nội thất
Phong cách Rustic chủ yếu giữ nguyên màu sắc tự nhiên của đồ nội thất

Màu sắc của phong cách Rustic thường dịu nhẹ, giữ nguyên màu sắc tự nhiên của thiên nhiên. Đá lạnh với màu gi, xám mát mẻ. Gỗ được giữ lại màu sắc nâu trầm, vàng nhạt. Các họa tiết trang trí khác thường dùng màu be, trắng sữa, màu da bò.

10. Phong cách truyền thống Á Đông

Phong cách trang trí nhà của người Phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Người Nhật có xu hướng trang trí nhà cửa với màu sắc trung tính, hài hòa. Còn người Trung Hoa lại ưa chuộng màu sắc sặc sỡ với những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ rất rực rỡ.

Phong cách Á Đông trong thiết kế nội thất phòng ngủ
Phong cách Á Đông trong thiết kế nội thất phòng ngủ

Đồ nội thất với thiết kế đơn giản mà tinh tế và được bố trí một cách khoa học. Những bàn trà thấp gợi nhắc đến nghệ thuật trà đạo quen thuộc của người phương Đông.  Người xưa hay nói “ Vua chơi lan, quan chơi trà”.

Bàn trà thấp đặc trưng cho nghệ thuật trà đạo của người Nhật
Bàn trà thấp đặc trưng cho nghệ thuật trà đạo của người Nhật

Ngoài việc bố trí bàn trà, điểm nhấn của những ngôi nhà này là những cành đào thể hiện sự thanh tao, cao quý. Nội thất được làm bằng gỗ, đá sỏi, mây tre, gốm sứ…thể hiện lối sống nhã nhặn, ôn hòa, gần gũi với thiên nhiên.

11. Phong cách Gothic

Gothic là phong cách thiết kế tinh tế, chọn lọc và trau chuốt để tôn lên vẻ đẹp huyền bí, cao sang. Kiến trúc Gothic bắt nguồn từ Pháp và phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ XII – XV.

Đặc điểm nhận dang của Gothic là các chi tiết mái vòm, sử dụng gam màu tối và dầm trần nhà làm bằng gỗ.

Phòng khách ma mị nhờ thiết kế nội thất theo phong cách Gothic
Phòng khách ma mị nhờ thiết kế nội thất theo phong cách Gothic

Tông màu chủ đạo như đen, đỏ thẫm, xanh thẫm, tím than tạo sự huyền bí cho không gian. Thảm trải sàn cao cấp, rèm nhung mềm, sàn nhà lát gạch đá hay gỗ cứng màu đen là các yếu tố gần như không thể thiếu trong phong cách này.

Nội thất bằng gỗ, đặc biệt gỗ tự nhiên đa dạng kiểu dáng màu sắc, kết hợp với nến, tượng thạch cao, tranh nghệ thuật đem lại sức hút quyến rũ cho không gian.

Phong cách Gothic trong thiết kế nội thất
Phòng khách tone đỏ thẫm lung linh với đèn và nội thất hoa văn cách điệu

>>> Xem thêm: 12+ Mẫu thiết kế nội thất căn hộ chung cư đẹp ấn tượng

12. Phong cách đương đại (Contemporary Style)

Phong cách đương đại đặc trưng với những đường thẳng và cong rất nhẹ, bề mặt trơn mới mẻ. Các gam màu trung tính kết hợp với kim loại sáng màu như chrome, nickel và thép không gỉ được sử dụng rất phổ biến trong trường phái này. Đặc điểm sáng loáng, cứng cáp và độ bền nhất định của kim loại góp phần tạo nên vẻ sáng bóng của Contemporary.

Thiết kế nội thất phòng khách phong cách Contemporary
Thiết kế nội thất phòng khách phong cách Contemporary

Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế không gian mở. Với quan điểm “less is more”, tất cả yếu tố gây nên sự bừa bộn đều được lược bỏ, tạo cảm giác sạch sẽ, gọn gàng.

13. Phong cách tối giản (Minimalism)

Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism được xem là một nhánh của phong cách đương đại. Cũng với phương châm “ less is more” tức là đi đến tận cùng của sự đơn giản. Ở phương Đông, Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản trong kiến trúc.

Không gian thoáng và gọn gàng nhờ phong cách Minimalism
Không gian thoáng và gọn gàng nhờ phong cách Minimalism

Các đồ nội thất được tối ưu công năng sử dụng, các chi tiết trang trí dư thừa được lược bỏ tối đa. Những gam màu lạnh kết hợp ánh sáng tự nhiên khiến không gian luôn tươi sáng, gọn gàng.

14. Phong cách Bắc Âu (Scandinavian)

Phong cách Bắc Âu chuộng màu trắng, vật liệu thô mộc, lông thú và da. Đặc điểm khí hậu Bắc Âu đã hình thành nên điểm nhận biết thú vị này. Thảm và gỗ là yếu tố gần như không thể thiếu của phong cách Scandinavian.

Thiết kế nội thất nhà phố theo phong cách Scandinavian
Thiết kế nội thất nhà phố theo phong cách Scandinavian

Ở các nước Bắc Âu, có những tháng mùa đông kéo dài và khá tối nên không lấy làm lạ khi người dân nơi đây đưa nhiều ánh sáng vào trong nhà của họ. Đèn thả trần và nến được bố trí khắp phòng để khuếch tán ánh sáng.

Phong cách Bắc Âu trong thiết kế nội thất căn hộ
Phong cách Bắc Âu trong thiết kế nội thất phòng khách căn hộ

Lò sưởi cũng là một điểm đặc trưng không thể thiếu của phong cách này. Mang tới cảm giác ấm áp, kết nối trần nhà với sàn nhà.

Một vài tác phẩm nghệ thuật đen trắng mang phong cách monochrome, họa tiết caro kẻ sọc tạo điểm nhấn cho không gian thêm hoàn hảo.

15. Phong cách Retro

Thuật ngữ Retro bắt nguồn từ tiếng Latin Retro tiền tố, nghĩa là “phía sau” hay “trong quá khứ”. Ngụ ý phong trào này hướng về quá khứ, hoài cổ.

Đặc điểm nội thất của Retro là đơn giản và gần gũi. Khác với Vintage sử dụng những đồ đã cũ, Retro sử dụng những đồ nội thất thiết kế đơn giản, mang tính hoài cổ nhung cũng không kém phần hiện đại.

Phòng khách phong cách Retro hơi hướng hoài cổ
Phòng khách phong cách Retro hơi hướng hoài cổ

Những bức ảnh đen trắng, thảm trải sàn hoa văn kẻ sọc, giấy dán tường hoa lá được ưa chuộng tạo cảm giác xưa cũ, đượm màu thời gian.

Màu sắc chủ yếu là gam màu pastel kết hợp cùng màu trắng, hay giữa những màu đối lập khiến không gian vừa nhẹ nhàng, lại vừa tươi sáng.

Gam màu pastel kết hợp với đồ nội thất màu sắc đối lập khiến không gian nhẹ nhàng, tươi sáng
Gam màu pastel kết hợp với đồ nội thất màu sắc đối lập khiến không gian nhẹ nhàng, tươi sáng

16. Phong cách Vintage

Hiện nay phong cách Vintage được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Sự kết hợp của các yếu tố cổ điển thập niên cũ và với những đồ đã qua sử dụng (secon – hand). Những chiếc đèn chùm cổ, chân đèn bằng đồng, chiếc bàn cũ kĩ hay chiếc ghế đã bạc màu sơn…

Những món đồ trang trí đặc trưng của phong cách Vintage
Những món đồ trang trí cũ kỹ đặc trưng của phong cách Vintage

Màu sắc theo phong cách Vintage mang hơi hướng hoài cổ, thường là các màu trầm. Tuy nhiên, các gam màu pastel tươi sáng như be, kem, hồng nhạt vẫn được sử dụng thường xuyên.

Rèm cửa ren hoặc vải cotton, voan là một đặc điểm không thể thiếu. Bạn có thể sử dụng vải in hoa văn li ti hoặc ren cách điệu.

17. Phong cách hiện đại (Modern Style)

Phong cách hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với phong cách cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của xã hội Châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Các công trình khác nhau có đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối, không gian, tổ chức mặt bằng tự do, mặt đứng…

Căn hộ thiết kế phong cách hiện đại tone màu gỗ
Căn hộ thiết kế phong cách hiện đại tone màu gỗ

Sử dụng các chất liệu và vật liệu hiện đại như thép, chrome, kính, thạch cao, nhôm, bê tông… Các thiết bị nội thất đề cao tính công năng, có sự liên thông giữa các không gian.

Màu sắc da dạng tùy thuộc vào sở thích và phong thủy của gia chủ. Tuy nhiên, màu sắc trong phong cách hiện đại không tùy hứng và phá cách một cách mạnh mẽ như phong cách Maverick, mà phải có sự đồng nhất và hài hòa với nhau.

Phòng khách, bàn ăn, nhà bếp liên thông nhau tiết kiệm diện tích
Phòng khách, bàn ăn, nhà bếp liên thông nhau tiết kiệm diện tích

Các thiết bị hiện đại với hình dáng đa dạng không hoa văn rườm rà. Cửa sổ kính lớn và giếng trời đón ánh sáng tự nhiên là đặc trưng của phong cách này.

18. Phong cách cổ điển (Classicism)

Nói về sự xa hoa, tráng lệ thì không có phong cách nào qua được phong cách cổ điển.  Tính đối xứng được đề cao trong phong cách này. Các đường nét vòng cung, mái vòm, phào chỉ hoa văn, giật cấp trần, đèn chùm pha lê.. là những gì dễ nhận dạng thấy trong nội thất cổ điển.

Phòng ngủ biệt thự phong cách cổ điển
Phòng ngủ biệt thự phong cách cổ điển

Màu sắc chủ đạo được sử dụng là vàng kem và trắng. Đôi khi xám, nâu có thể được sử dụng để tạo cảm giác cổ kính.

Một điểm nhấn cũng khá quan trọng không teher bỏ qua trong phong cách cổ điển là những chiếc thảm với họa tiết đối xứng, cùng tông màu với đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ.

Cổ điển có nhiều kiểu hoa văn chạm trổ. Tuy nhiên cần nhất quán một kiểu trong một không gian, tránh gây mất tính đối xứng đặc trưng vốn có của phong cách này.

19. Phong cách tân cổ điển (Neoclassical Style)

Tân cổ điển là sự chắt lọc những nét đẹp quý phái của cổ điển kết hợp với nét sang trọng tiện nghi của hiện đại. Việc phân chia các ô, các mảng tường theo “ tỷ lệ vàng” được đề cao trong thiết kế nội thất tân cổ điển. Các phào chỉ, giật cấp trần kết hợp các thiết bị điện tử hiện đại, đồ nội thất gỗ cao cấp, cầu kỳ nói lên đẳng cấp của gia chủ.

Thiết kế căn hộ phong cách tân cổ điển Neoclassical
Thiết kế căn hộ phong cách tân cổ điển Neoclassical

Các gam màu chủ đạo trắng, kem, vàng kem cùng với đồ nội thất màu xám, đen, xanh rêu, đỏ thường được lựa chọn nhiều.

Không cần phải chia không gian tách biệt như phong cách cổ điển, tân cổ điển có sự liên thông giữa các không gian phòng khách và bàn ăn, nhà bếp để tiết kiệm diện tích. Vậy nên ngày nay, phong cách tân cổ điển được áp dụng nhiều cho các căn hộ chung cư, nhà phố, khách sạn, quán cafe.

Phòng ngủ căn hộ thiết kế theo phong cách tân cổ điển
Phòng ngủ căn hộ thiết kế theo phong cách tân cổ điển

Trên đây là 19 phong cách thiết kế nội thất được yêu thích nhất hiện nay mà RIMDecor đã tổng hợp được. Bạn đã lựa chọn được phong cách mình yêu thích chưa? Nếu bạn đang còn phân vân muốn thiết kế một không gian độc nhất cho riêng mình, hãy liên hệ ngay với RIMDecor để được tư vấn miễn phí nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!